Phần I-Các thuật ngữ cơ bản về Âm Dương ngũ hành của Thiên Can, Địa Chi và bản Mệnh

Share
Phần I-Các thuật ngữ cơ bản về Âm Dương ngũ hành của Thiên Can, Địa Chi và bản Mệnh
    1.1. Nhận xét chung
     Sáu mươi hoa Giáp, được cấu thành bởi 10 Thiên can và 12 Địa Chị. Thiên Can và Địa chi cũng được phân định Âm Dương ngũ hành rõ ràng. 
     Từ việc ghi nhớ các thuật ngữ, quy ước của nội dung này, giúp ta phân biệt được Âm (Dương) Nam, Dương (Âm) Nữ để tiến hành phép an sao trong Tử Vi.
     1.2. Các thuật ngữ cơ bản về Âm Dương ngũ hành của 10 Thiên Can và 12 Địa Chi
     1.2.1. Phân định tuổi Âm hay Dương
     a. Phân định Âm Dương theo Thiên Can của năm sinh
     Được tổng hợp trong Bảng sau:
Bảng 1-1: Phân định Âm Dương của Thiên Can
     b. Phân Âm Dương theo Địa Chi của năm sịnh
     Được tổng hợp trong Bảng sau:
Bảng 1-2: Phân định Âm Dương của Địa Chi
     Việc phân biệt tuổi Âm hay Dương theo hai cách trên đều có kết quả như nhau và được định nghĩa như sau:
     Nếu là nam, tuổi Dương thì gọi là Dương Nam, tuổi Âm thì gọi là Âm Nam. 
     Nếu là nữ, tuổi Dương thì gọi là Dương Nữ, tuổi Âm thì gọi là Âm Nữ.
     1.2.2. Phân định Ngũ sắc, Ngũ hành, Bát quái và Phương hướng
     Được tổng hợp trong Bảng sau:
Bảng1-3: Phân định Ngũ sắc, Bát quái và Phương hướng
    1.2.3. Phân định hợp, phá của Thiên Can
     Mười Thiên Can được chia ra các cặp Thiên Can hợp, phá như sau:
     
Bảng 1-4: Thiên Can hợp, phá
     1.2.4. Phân định các nhóm, hợp xung của Địa chi
     a. Các nhóm của Địa Chi
     Tứ sinh: Dần Thân Tị Hợi;
     Tứ mộ: Thìn Tuất Sửu Mùi;
     Tứ chính: Tý Ngọ Mão Dậu.
     b. Tam hợp của Địa Chi
     - Tam hợp: Dần Ngọ Tuất;  - Tam hợp: Tị Dậu Sửu;
     - Tam hợp: Thân Tý Thìn;   - Tam hợp: Hợi Mão Mùi.
     c. Nhị hợp của Địa Chi
     - Tý hợp Sửu;                      - Tình hợp Dậu;
     - Dần hợp Hợi;                    - Tị hợp Thân;
     - Mão hợp Tuất;                   - Ngọ hợp Mùi.
     d. Xung nhau của Địa Chi
     - Tý xung với Ngọ;               - Tỵ xung với Hợi;
     - Mão xung với Dậu;            - Thìn xung với Tuất;
     - Dần xung với Thân;           - Sửu xung với Mùi.
     1.2.5. Phân định Ngũ hành và quy luật Sinh Khắc của Ngũ hành
     Ngũ hành bao gồm các hành: Kim Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong đó:
     Kim: là vàng hay các kim loại; 
     Mộc: là gỗ hay các thảo mộc; 
     Thủy: là nước hay các chất lỏng; 
     Hỏa: là lửa hay khí nóng; 
     Thổ: là đất đá. 
     Ngũ hành tương sinh: Kim sinh Thủy, Thủy dưỡng Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
     Ngũ hành tương khắc : Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.
     1.3. Phương pháp tìm bản Mệnh
     Khi đã rõ tuổi của hàng Can, Chi, muốn tìm xem Bản mệnh thuộc Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ xem bảng sau:
Bảng 1-5: Bản tổng hợp bản Mệnh của 60 hoa giáp
     Việc xác định Ngũ hành bản Mệnh trong Tử Vi rất quan trong. Dựa vào Bản Mệnh để xem xét xem ta thuộc bố cục của sao, bộ sao nào từ đó có định hướng để xem xét luận giải. 
     Để ghi nhơ được Bảng tổng hợp trên rất khó khăn. Đa phần cần bảng để tra cứu. Tuy nhiên không phải khi nào chúng ta cũng có Bảng và mang theo để tra cứu. Do đó cần có phương pháp ghi nhớ mỗi khi cần thiết và tiện cho việc ứng dụng, nghiên cứu, xem xét. Sau đây xin giới thiệu một phương pháp tìm Bản Mệnh.
     Để hiểu được trước hết cần ghi nhớ được vị trí của 12 Địa Chi qua hai phương pháp an trên giấy và trên bàn tay như sau:
     
Phương pháp an trên giấy                     Phương pháp an trên bàn tay
Hình 1-1: Vị trí 12 cung và vị trí Thập nhị chi trên Địa Bàn
     Bước 1: Xác định Thiên Can trên lòng bàn tay (Hình 1-2)
                  
          Hình 1-2                                                    Hình 1-3
          Định lệ Thiên Can, Địa Chi trên lòng bàn tay        
 
     Trong đó:
     Cung Tí đọc Giáp - Ất.
     Cung Sửu đọc Bính - Đinh.
     Cung Dần đọc Mậu - Kỷ.
     Cung Mão đọc Canh - Tân.
     Cung Thìn đọc Nhâm - Quý.
     Bước 2: Xác định Địa Chi trên lòng bàn tay (Hình 1-3)
     Trong đó:
     Cung Tí đọc Tí - Sửu.
     Cung Thìn đọc Dần - Mão.
     Cung Mão đọc Thìn - Tị.
     Cung Tí đọc Ngọ - Mùi.
     Cung Thìn đọc Thân - Dậu.
     Cung Mão đọc Tuất - Hợi.
     Lưu ý: Địa chi ở đây được an ngược chiều kim đồng hồ từ Tý đến Thìn rồi Mão và lập lại chu kỳ trên cho hết 12 Địa chi.
     Bước 3: Xác định Ngũ Hành
     Từ cung Địa chi (địa chi của lá số cần xác định) này đọc thuận theo chiều kim đồng hồ năm cung đó các Ngũ hành là Kim - Thủy - Hỏa - Thổ - Mộc gặp Thiên Can (của tuổi cần xác định) ở đâu lấy Ngũ hành đó làm Ngũ hành của Hoa giáp.
     Ví dụ 1: Xác định Bản Mệnh của tuổi Nhâm Tuất;
     Theo bước 1, “Hình 1-2” Can Nhâm thuộc Cung Thìn
     Theo bước 2, “Hình 1-3” Chi Tuất thuộc cung Mão.
     Theo bước 3, tại vị trí Chi Tuất thuộc Mão (Hình 1-3) kể là Thủy đếm thuân theo Thiên Can (Hình 1-2) đến cung Thìn thuộc Nhâm Quý. Do vậy Nhâm Tuất thuộc Thủy Mệnh.
     Ví dụ 2: Xác định Bản Mệnh của tuổi Bính Dần;
     Theo bước 1, “Hình 1-2” Can Bính thuộc Cung Sửu
     Theo bước 2, “Hình 1-3” Chi Dần thuộc cung Thìn.
     Theo bước 3, tại vị trí Chi Dần thuộc Sửu (Hình 1-3) kể là Thủy đếm thuân theo Thiên Can (Hình 1-2) đến cung Sửu thuộc Bính Đinh. Do vậy Bính Dần thuộc Hỏa Mệnh.
     1.4. Xác định Can Chi khi biết số năm
     Để thực hiện phép xác định này ta cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau:
     Nguyên tắc 1: Ghi nhớ các vị trí đinh danh của Địa Chi trên Địa bàn (Hình 1-1);
     Nguyên tắc 2: Được thực hiên trong chu kỳ của 100 (một thế kỷ) tính từ năm đầu tiên: 100, 200, 300, …1900,…2000,...3000,…;
     Nguyên tắc 3: Ghi nhớ 09 bội số của 12 trong 100 năm bao gồm: 0, 12, 24, 36, 48, 60, 72, 84, 96;
     Nguyên tắc 4: Ghi nhớ các số cuối của năm tương ứng với: 0-Canh, 1-Tân, 2-Nhâm, 3-Quý, 4-Giáp, 5-Ất, 6-Bính, 7-Đinh, 8-Mậu, 9-Kỷ.
     Các bược thực hiện
     Bước 1: Giữ lại hai số cuối của năm, các số còn lại thực hiện phép cồng dồn với nhau sao cho kết quả có giá trị nhỏ hơn 10.
     Bước 2: Kết quả của "Bước 1" đem chia cho 3 nếu:
     - Kết quả không dư: khởi tại cung Thân;
     - Kết quả dư 1: khởi tại cung Tý
     - Kết quả dư 2: khởi tại cung Thìn. 
     Bước 3: Từ kết quả của “Bước 2” dùng hai số cuối của năm kết hợp với các “Nguyên tắc 1, 3, 4” để thực hiện phép tìm Can Chi của năm.
     Khi áp dụng Bước 3 cần lưu ý: sử dụng bội số của 12 (Nguyên tắc 3) có giá trị gần nhất với hai số cuối của năm cần tìm. Từ cung khởi “Bước 3” đếm tiến hay lùi đến năm cần tìm để xác định Địa Chi kết hợp với Nguyên tắc 4 để xác định Thiên Can.
     Ví dụ 1: Xác định Thiên Can, Địa Chi của năm 2012
     Bước 1: giữ lại hai số cuối (12) sử dụng các số còn lại (20) để thực hiện phép tính công dồn: 20=2+0=2;
     Bước 2: Kết quả của “Bược 1”(2) đem chia cho 3, ta được kết quả: 2:3=0,6 dư 2 do vậy cung khởi là cung Thìn. 
     Theo “Nguyên tắc 3” thì 12 là cung Thìn, theo “Nguyên tắc 4” số cuối cung của năm là 2 nên là “Nhâm” do vậy:
     Năm 2012 là năm Nhâm Thìn.
     Ví dụ 2: Xác định Thiên Can, Địa Chi của năm 39287
     Bước 1: giữ lại hai số cuối (87) sử dụng các số còn lại (392) để thực hiện phép tính công dồn: 392=3+9+2=14=1+4=5;
     Bước 2: Kết quả của “Bước 1”(2) đem chia cho 3, ta được kết quả: 5:3=1 dư 2 do vậy cung khởi là cung Thìn. 
     Theo “Nguyên tắc 3” thì 87 có giá trị gần với bội số 84 của 12 nên từ cung Tý kể là Tý đếm lùi 4 cung kể cả cung Tý ta có cung cần xác định là cung Dậu, theo “Nguyên tắc 4” số cuối cung của năm là 7 nên là “Đinh” do vậy:
     Năm 39287 là năm Đinh Mùi.
--Hết--

0 Response to "Phần I-Các thuật ngữ cơ bản về Âm Dương ngũ hành của Thiên Can, Địa Chi và bản Mệnh"

Đăng nhận xét

Friends list