về THIÊN CAN ĐỊA CHI và NGŨ HÀNH

1/ THIÊN CAN

Ý nghĩa

Can được gọi là Thiên Can (tiếng Hán: 天干; pinyin: tiāngān) hay Thập Can (tiếng Hán: 十干; pinyin: shígān) do có đúng mười (10) can khác nhau. Can cũng còn được phối hợp với Âm-Dương và Ngũ hành.

Danh sách 10 can

1. GIÁP : + mộc; 2. ẤT : – mộc; 3. BÍNH : + hỏa; 4. ĐINH : – hỏa; MẬU ; + thổ; KỶ : – thổ; CANH : + kim; TÂN : – kim; NHÂM : +thủy; QUÝ : – thủy

2/ ĐỊA CHI


Ý nghĩa
Chi

Chi hay Địa Chi (Hán: 地支; pinyin: dìzhī) hay Thập Nhị Chi (Hán: 十二支, shíèrzhī) do có đúng thập nhị (mười hai) chi. Đây là mười hai từ chỉ 12 con vật của hoàng đạo Trung Quốc dùng như để chỉ phương hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm và giờ ngày xưa (gọi là canh gấp đôi giờ hiện đại). Việc liên kết các yếu tố liên quan đến cuộc sống con người với Chi là rất phổ biến ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Danh sách 12 Chi

Tiết Khí.svg
Số Chi Việt Hoa Nhật Triều Hoàng đạo¹ Hướng Mùa Tháng âm lịch Giờ²
1tý (Tí)nechuột0° (bắc)đông11 (đông chí)12 (nửa đêm)
2sửuchǒuushibò (trâu)30°đông122 giờ đêm
3dầnyíntorahổ60°xuân14 giờ sáng
4mão (mẹo)mǎouthỏ (mèo)90° (đông)xuân2 (xuân phân)6 giờ sáng
5thìnchéntatsurồng120°xuân38 giờ sáng
6tỵmirắn150°410 giờ sáng
7ngọumangựa180° (nam)5 (hạ chí)12 (giữa trưa)
8mùiwèihitsujicừu(dê)210°62 giờ trưa
9thânshēnsarukhỉ240°thu74 giờ chiều
10dậuyǒutori270° (tây)thu8 (thu phân)6 giờ chiều
11tuấtinuchó300°thu98 giờ tối
12hợihàiilợn330°đông1010 giờ tối
Giờ Âm Lịch – Dương Lịch
Thời Thần.svg
Tương truyền ngày xưa có một người tên Đại Nhiêu đã lập ra Thập Can và Thập Nhị Chi để giúp người ta tính toán thời gian. Việc tính giờ cũng có liên quan đến tập tính của 12 loài vật:
  • Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh.
  • Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu chuẩn bị đi cày.
  • Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất.
  • Mão (5-7 giờ): Lúc trăng vẫn còn chiếu sáng.
  • Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ).
  • Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người.
  • Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao nên được xếp vào giữa trưa.
  • Mùi (13-15 giờ): Lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.
  • Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú.
  • Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu vào chuồng.
  • Tuất (19-21 giờ): Lúc chó phải trông nhà.
  • Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất.
Kết hợp Can Chi

60 tổ hợp Can Chi

Bản Chu Kỳ 60 Năm
Người ta ghép một can với một chi để tạo thành tên gọi chính thức của những cái cần đặt tên (ngày, giờ, tháng, năm v.v…) bắt đầu từ can Giáp và chi Tý tạo ra Giáp Tý, sau đó đến can Ất và chi Sửu tạo ra Ất Sửu và cứ như vậy cho đến hết (Bính,…, Quý) và (Dần …, Hợi). Hết can (hoặc chi) cuối cùng thì nó tự động quay trở lại cho đến tổ hợp cuối cùng là Quý Hợi. Có tổng cộng 60 (bằng bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) tổ hợp khác nhau của 10 can và 12 chi. Một chi có thể ghép với năm can và một can là sáu chi. 60 tổ hợp can chi là:
  1. Giáp Tý
  2. Ất Sửu
  3. Bính Dần
  4. Đinh Mão (Mẹo)
  5. Mậu Thìn
  6. Kỷ Tỵ
  7. Canh Ngọ
  8. Tân Mùi
  9. Nhâm Thân
  10. Quý Dậu
  11. Giáp Tuất
  12. Ất Hợi
  13. Bính Tý
  14. Đinh Sửu
  15. Mậu Dần
  16. Kỷ Mão (Mẹo)
  17. Canh Thìn
  18. Tân Tỵ
  19. Nhâm Ngọ
  20. Quý Mùi
  21. Giáp Thân
  22. Ất Dậu
  23. Bính Tuất
  24. Đinh Hợi
  25. Mậu Tý
  26. Kỷ Sửu
  27. Canh Dần
  28. Tân Mão (Mẹo)
  29. Nhâm Thìn
  30. Quý Tỵ
  31. Giáp Ngọ
  32. Ất Mùi
  33. Bính Thân
  34. Đinh Dậu
  35. Mậu Tuất
  36. Kỷ Hợi
  37. Canh Tý
  38. Tân Sửu
  39. Nhâm Dần
  40. Quý Mão (Mẹo)
  41. Giáp Thìn
  42. Ất Tỵ
  43. Bính Ngọ
  44. Đinh Mùi
  45. Mậu Thân
  46. Kỷ Dậu
  47. Canh Tuất
  48. Tân Hợi
  49. Nhâm Tý
  50. Quý Sửu
  51. Giáp Dần
  52. Ất Mão (Mẹo)
  53. Bính Thìn
  54. Đinh Tỵ
  55. Mậu Ngọ
  56. Kỷ Mùi
  57. Canh Thân
  58. Tân Dậu
  59. Nhâm Tuất
  60. Quý Hợi

Bảng “Chu kỳ 60 năm”

Bảng tra nhanh: Chu kỳ Can Chi 60 năm
 
Giáp
Ất
Bính
Đinh
Mậu
Kỷ
Canh
Tân
Nhâm
Quý
1
 
13
 
25
 
37
 
49
 
Sửu
2
14
26
38
50
Dần
51
3
15
27
39
Mão
52
4
16
28
40
Thìn
41
53
5
17
29
Tị
42
54
6
18
30
Ngọ
31
43
55
7
19
Mùi
32
44
56
8
20
Thân
21
33
45
57
9
Dậu
22
34
46
58
10
Tuất
11
23
35
47
59
Hợi
12
24
36
48
60
NGUỒN: http://vi.wikipedia.org/wiki/Can_Chi
MỜI XEM THÊM: 6 Chi Dương: Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.
6 Chi Âm: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.
Trong đó:
Hợi và Tí hành Thủy
Dần và Mão hành Mộc
Thìn Tuất Sửu Mùi hành Thổ
Tỵ và Ngọ hành Hỏa
Thân Dậu hành Kim
Địa Chi Lục Hợp:
Tí Sửu nhị hợp – Hợi Dần nhị Hợp – Tuất Mão nhị hợp
Thìn Dậu nhị hợp – Tỵ Thân nhị hợp – Ngọ Mùi nhị hợp
Địa Chi Lục Xung: 
Tí Ngọ Xung – Dần Thân Xung- Tỵ Hợi Xung
Sửu Mùi Xung- Mão Dậu xung – Thìn Tuất Xung
Địa Chi Lục hại: 
Tí hại Mùi – Sửu hại Ngọ – Dần hại Tỵ
Mão hại Thìn – Thân hại Hợi – Dậu hại Tuất
Địa Chi Tam hợp: 
Thân Tí Thìn tam hợp Thủy cục – Dần Ngọ Tuất tam hợp Hỏa cục
Hợi Mão Mùi tam hợp Mộc cục – Tỵ Dậu Sửu tam hợp Kim cục
II: Địa Chi Phối Với Giờ Ngày Tháng Năm
Can Dương luôn luôn phối với Địa Chi Dương. Can Âm luôn luôn Phối với Địa Chi Âm – Mười Thiên Can Phối với 12 Địa Chi chia ra Âm Dương Tổng cộng có 60 hoa giáp.
Vòng Giáp Tí: 
Giáp Tí, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân và Quý Dậu. Vòng Giáp Tí thiếu hai Địa Chi là Tuất Hợi. Tuất Hợi gọi là bị Không Vong.
Vòng Giáp Tuất: 
Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tí, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ và Quý Mùi . Vòng Giáp Tuất thiếu Hai Địa Chi Thân Dậu. Thân Dậu gọi là bị Không Vong.
Vòng Giáp Thân:
Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tí, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn và Quý Tỵ. Vòng Giáp Thân thiếu Hai Địa Chi Ngọ Mùi. Ngọ Mùi gọi là bị Không Vong.
Vòng Giáp Ngọ: 
Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tí, Tân Sửu, Nhâm Dần và Quý Mão. Vòng Giáp Ngọ thiếu Hai Địa Chi Thìn Tỵ. Thìn Tỵ gọi là bị Không Vong.
Vòng Giáp Thìn: 
Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tí và Quý Sửu. Vòng Giáp Thìn thiếu Hai Địa Chi Dần Mão. Dần Mão gọi là bị không vong.
Vòng Giáp Dần:
Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất và Quý Hợi. Vòng Giáp Dần thiếu Hai Địa Chi Tí Sửu. Tí Sửu gọi là bị Không vong.
***

3/ NGŨ HÀNH

Khoa Tử vi xuất hiện từ đời vua Phục Hy bên Tàu, vào khoảng năm 2800 trước Công nguyên. Theo sử sách của Trung Quốc, một con rùa lớn đã xuất hiện trên sông Lô, trên lưng có một hình vẽ mà các chiêm tinh gia Trung Hoa gọi là Long Mã Hà Đồ. Vua Phục Hy xem hình tượng trên Long Mã rồi chế ra Tiên Thiên Bát Quái.
Vua Phục Hy cùng một số chiêm tinh gia nổi tiếng hồi đó đi du ngoạn trên núi cao, quan sát mặt trời, mặt trăng, các tinh tú, phương hướng và sự biến hoá của vạn vật và căn cứ theo Bát Quái (8 cung) như hình của quả địa cầu, tức trái đất rồi thành lập một bản đồ là 8 x 8 = 64 cung, theo sách Dịch gọi là 64 quẻ. Cung Càn là Trời, Khảm là Nước, Cấn là Núi, Chấn là Sấm sét, Tốn là Gió, Ly là Lửa, Khôn là Đất, Đoài là Đầm.
Hình Bát quái, tức quả địa cầu lại chia thêm 12 địa chi. Địa là đất, chi là nhánh. Địa chi là nhánh mọc trên quả đất. 12 Địa chi gọi là 12 tuổi.  Ngoài 12 địa chi, các chiêm tinh gia đời vua Phục Hy căn cứ theo khoa thiên văn, đặc biệt là mặt trăng và sao Bắc Đẩu (Great Bear), lập thêm 10 Thiên can để phối hợp với 12 địa chi. Can tức gốc, Thiên là trời. Thiên can là gốc (trời).
Ngoài ra, theo luật sinh hoá của Mặt trời và Mặt trăng, cũng như khí âm và khí dương thì trong cơ thể của con người cũng như vạn vật cũng phải có khí âm và dương mới tồn tại được. Vì vậy, các chiêm tinh gia mới tìm thêm ra 5 ngũ hành, tức 5 thể cấu với nhau để sinh sống là Kim (sắt, vàng), Mộc (gỗ), Thuỷ (nước), Hoả (lửa), Thổ (đất). Các chiêm tinh gia khi đã có sẵn yếu tố và chi tiết của vòng Bát quái, tức qủa địa cầu và căn cứ theo Ngũ hành, Thiên can, Địa chi cũng như sự nghiên cứu tỷ mỉ về vận chuyển của Mặt trăng, về không gian và thời gian, những hiện tượng trong trời đất và cảnh vật trong mặt địa cầu đã vận chuyển theo 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, cũng như sự luân chuyển của 12 vòng trăng tròn và hiện tượng thiên văn đã lập ra được Âm lịch, các lý số để tính năm, tháng, ngày,  giờ sinh, cũng như Mệnh thuộc trong Ngũ hành và Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.
Người ta nhận thấy cuộc đời, nhân thế đều do sự chuyển dịch của các hành tinh, luật ngũ hành sinh khắc trong vũ trụ. Đó là 5 thành phần chính yếu Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ theo định luật như sau:
- Tương sinh: Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc. như vậy, là chu kỳ tuần hoàn theo hình tròn. 
- Tương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim.
Vì vậy, theo ngũ hành sinh khắc thì tuổi tác của chúng ta, vợ chồng con cái, nếu được tương sinh là tốt và nếu tương khắc là xấu. Xin đưa ra ví dụ: đời vua Hán Cao Tổ có 2 đại thần Hàn Tín và Trương Lương. Hàn Tín tuổi Giáp Tuất, thiên can Giáp hành Mộc, địa chi Tuất hành Thổ, Can khắc Chi, đại ý nói đường đời gặp nhiều chông gai, trắc trở. Còn tuổi Trương Lương là Giáp Ngọ, thiên can Giáp hành Mộc, địa chi Ngọ hành Hoả, can Mộc sinh chi Hoả, đại ý nói phúc đức của tuổi Giáp Ngọ rất lớn lao, căn bản rất tiềm tàng.
Theo sử sách thì Hàn Tín có nhiều tài quán xuyến về bày binh bố trận, còn ở trên Trương Lương một bậc, nên vua Hán Cao Tổ phải đích thân trao kiếm ấn cho vị tướng này trước muôn thiên hạ, vậy mà cuộc đời của Hàn Tín phải lãnh chịu biết bao nhiêu thử thách chông gai và thua thiệt kém Trương Lương.
Như mọi người đều biết, tuổi tác của mỗi con người chúng ta đều nằm trong định luật của Âm Dương chi phối và dường như kiếp nhân sinh được Thượng đế tạo ra, để sống, tranh đấu và trả nợ đời. Âm dương, Ngũ hành và Thiên can, Địa chi đều có tính cách riêng biệt của Ngũ hành.
Vì vậy, về phương diện sắp xếp thứ tự: Can sinh chi là ưu hạng, đương số có một căn bản tiềm tàng, xuất chúng và phúc đức của ông bà quá lớn. Can chi tương hoà, đương số có năng lực đầy đủ, kiên trì và có một đời sống vững chắc đến già. Chi sinh Can, đường đời của đương số luôn gặp may mắn hơn thực lực. Can khắc Chi, đương số gặp nhiều trở lực trên đường đời. Chi khắc Can, đường đời gặp nhiều nghich cảnh đắng cay.
Nhìn vào sự tương sinh và tương khắc giữa Ngũ hành và Thiên can Địa chi, chúng ta nhận thấy 2 chữ Can và Chi ghép lại với nhau không khác gì hai vợ chồng làm đôi bạn trăm năm. Hợp, sinh thì tốt, xung, khắc là xấu.
Ngũ hành tương sinh có nghĩa là:
- Mộc sinh hỏa vì mộc tính ôn, ấm áp, tức hỏa ẩn phục bên trong, xuyên thủng mộc sẽ sinh ra hoả. Vì vậy mà nói mộc sinh hoả.
- Hỏa sinh thổ: vì hỏa nóng nên đốt cháy mộc, cháy hết biến thành tro, tức là thổ.
- Thổ sinh kim vì kim ẩn tàng, vùi lấp trong đá, trong núi. có núi tất có đá, vì vậy nói thổ sinh kim.
- Kim sinh thủy vì khí của thiếu âm (khí của kim) chảy ngầm trong núi tức kim sinh ra thuỷ. Vì vậy, làm nóng chảy kim sẽ biến thành thuỷ.
- Thủy sinh mộc là vì nhờ thủy ôn nhuận làm cho cây cối sinh trưởng.
Ngũ hành tương khắc lẫn nhau là bản tính của trời đất: nhiều thắng ít nên thủy thắng hoả, tinh nhuệ thắng cứng nên hỏa thắng kim, cương thắng nhu nên kim thắng mộc, tập trung thắng rời rạc nên mộc thắng thổ, thực thắng hư nên thổ thắng thuỷ.
Năm hành này không những có sinh, có khắc, bổ trợ mà còn khống chế lẫn nhau, ngoài ra còn có mặt thái quá và mặt bất cập.
Kim: Kim vượng gặp hỏa sẽ trở thành vũ khí có ích.
Kim có thể sinh thủy nhưng thủy nhiều thì kim chìm, kim tuy cứng nhưng có thể bị thủy dũa cùn. Kim có thể khắc mộc nhưng mộc nhiều thì kim bị mẻ, mộc yếu gặp kim tất sẽ bị chặt đứt. Kim nhờ thổ sinh nhưng thổ nhiều thì kim bị vùi lấp, thổ có thể sinh kim nhưng kim nhiều thì thổ biến thành ít.
Hoả: Hỏa vượng gặp thủy thì trở thành ứng cứu cho nhau. Hỏa có thể sinh thổ nhưng thổ nhiều thì hỏa ám, hỏa mạnh gặp thổ sẽ bị dập tắt. Hỏa có thể khắc kim nhưng kim nhiều thì hỏa tắt, kim yếu gặp hỏa tất sẽ nóng chảy. Hỏa nhờ mộc sinh, mộc nhiều thì ngọn lửa mạnh, tuy mộc có thể sinh hỏa nhưng hỏa nhiều thì mộc bị đốt cháy.
Thuỷ: Thủy vượng gặp thổ sẽ thành ao hồ. Thủy có thể sinh mộc nhưng mộc nhiều thì thủy co lại. Thủy mạnh khi gặp mộc thì khí thế của thủy yếu đi. Thủy có thể khắc hỏa nhưng hỏa nhiều thì thủy khô, hỏa nhược gặp thủy tất bị dập tắt. Thủy nhờ kim sinh nhưng kim nhiều thì thủy đục, kim có thể sinh thủy nhưng khi thủy nhiều thì kim lại bị chìm xuống.

Thổ:
 Thổ vượng gặp mộc thì việc hanh thông. Thổ có thể sinh kim nhưng kim nhiều thì thổ trở thành ít, thổ mạnh gặp kim thì sẽ khống chế được thổ ùn thành đống. Thổ có thể khắc thủy nhưng thủy nhiều thì thổ bị trôi, thủy nhược mà gặp thổ tất sẽ bị chắn lại. Thổ nhờ hỏa sinh nhưng hỏa nhiều thì thổ bị đốt cháy, hỏa có thể sinh thổ, nếu thổ nhiều thì hỏa bị tàn lụi.
Mộc: Mộc vượng gặp kim sẽ trở thành rường cột. Mộc sinh hỏa nhưng hỏa nhiều thì mộc bị đốt, mộc mạnh gặp hỏa thì mộc trở thành yếu. Mộc khắc thổ nhưng thổ nhiều thì mộc bị lấn át, thổ yếu gặp mộc thì sẽ trở thành khô cằn, nứt nẻ. Mộc nhờ thủy sinh nhưng thủy nhiều thì mộc bị dạt trôi, thủy có thể sinh mộc nhưng mộc nhiều thì thủy bị co lại.
Mộc chủ về nhân, tính thẳng, ôn hoà, thuộc hướng Đông, hợp nghề giấy, trồng cây,, chăm sóc cây non, vật tế lễ, hương liệu, tương ứng với gan, mật, gân cốt và tứ chi. Mộc quá vượng hay quá suy dễ mắc bệnh về gan, mật, tứ chi, mắt, thần kinh.
Hỏa chủ về lễ, tính nóng nhưng tình cảm lễ độ, hướng Nam, hợp nghề chiếu sáng, quang học, dầu, thực phẩm, đồ trang sức, văn học, nhà sáng tác, giáo viên, thư ký, tương ứng với tạng phủ tim và ruột non, thuộc mạch máu và hệ thống tuần hoàn. Hỏa quá vượng hay quá suy dễ mắc bệnh về ruột non, tim, vai, dịch máu, răng, bụng, lưỡi.
Thổ chủ về tín, tính đôn hậu, hướng Trung ương, hợp nghề thổ sản, đất đai, chăn nuôi, môi giới, luật sư, quản lý, buôn bán, thiết kế, cố vấn, an táng, tương ứng với lá lách và dạ dày, thuộc ruột và hệ thống tiêu hoá. Thổ quá vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh lá lách, dạ dày, sườn, vùng bụng, lưng, ngực.
Kim chủ về nghĩa, tính cương trực, mãnh liệt, hướng Tây, nghề kim loại, giao thông, kim hoàn, công trình, khai thác mỏ, gỗ, tương ứng với phổi và ruột già, thuộc khí quản và hệ thống hô hấp. Kim quá vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh về phổi, đại tràng, ho đờm, hô hấp, gan, da, mũi, khí quản.
Thủy chủ về trí, thông minh hiền lành, hướng Bắc, nghề hàng hải, buôn bán, đánh cá, thủy sản, du lịch, hướng dẫn, phóng viên, trinh sát, thầy thuốc, bói toán, tương ứng với thận và bàng quang, thuộc não và hệ thống tiết niệu. Thủy quá vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh về thận, bàng quang, bắp đùi, chân, đầu, gan, tiết niệu, phần thắt lưng, tử cung.
NGUON: http://vn.360plus.yahoo.com/tuvi-nguyenhieu/article?mid=4&fid=-1
  *********
MỜI ĐỌC THÊM:

THIÊN VĂN HỌC PHƯƠNG ĐÔNG: NGŨ HÀNH VÀ CAN CHI

400pxfeatureorion2sta

Tác giả: Bùi Dương Hải

Nguồn: http://www.thienvanhoc.org.vnn
Tư tưởng cấu tạo vật chất của thế giới từ 5 yếu tố không phải là chỉ của riêng người Trung Hoa. Thần thoại Hy Lạp kể rằng thế giới được sinh ra từ Vực thẳm Khaox (Chaos – Hỗn mang) thể hiện thành 5 nguyên lý: Đất Gaia, Tối tăm Vĩnh cửu Erèbe, Đêm tối Nix, Địa ngục Tartar, và Tình yêu Erox. Triêt gia Aristole cho rằng 5 nguyên tố cơ bản của thế giới là Nước, Lửa, Đất, Không khí, Ánh sáng,… Nhưng có lẽ không bộ 5 yếu tố nào lại có tính triết lý cao như Ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ của Trung Hoa. Bộ 5 này được hình thành có lẽ từ 5 ngón tay của con người, cũng tựa như cơ số 10 trong hệ đếm.
Thuyết này xuất hiện từ đời nhà Tần (200 TCN), được củng cố phát triển trong thời Tây Hán. Lúc đầu 5 yếu tố là cấu tạo cụ thể, với các tính chất cụ thể:
  • Kim: kim loại, cứng rắn, lạnh, cương mãnh, bền chắc
  • Mộc: gỗ, cây, sống, tăng trưởng, dẻo dai, chịu đựng
  • Thủy: nước, mềm mại, nhu thuận, sâu hiểm
  • Hỏa: lửa, nóng, sáng, linh hoạt, sáng tạo
  • Thổ: đất, đầy đặn, chịu đựng, nguồn của sinh sôi
Nhưng rồi chúng được Triết lý hóa, trở thành Ngũ hành – 5 nguyên lý cơ bản của vật chất, gắn kết với mọi trạng thái triết lý từ Vật chất đến tinh thần
  • Hành Kim: màu Trắng phương Tây mùa thu Mũi Phế (phổi)
  • Hành Mộc: màu Xanh phương Đông mùa xuân Mắt Can (gan)
  • Hành Thủy: màu Đen phương Bắc mùa đông Tai Thận
  • Hành Hỏa: màu Đỏ phương Nam mùa hạ Lưỡi Tâm (tim)
  • Hành Thổ: màu Vàng phương Trung ương (không) Miệng Tỳ
Việc gắn phương hướng với các mùa và với Ngũ hành liên quan nhiều đến Thiên Văn. Người Trung hoa nhận thấy vào mùa Xuân thì đuôi của chòm sao Bắc Đẩu chỉ về phía Đông, mùa Thu chỉ về phía Tây, nên tương ứng mùa và phương. Như vậy chòm Bắc Đẩu thất tinh không phải chỉ là xác định phía Bắc, mà còn là sao chỉ phương và mùa trong văn hóa Trung Hoa.
Hai quy luật tương tác biến dịch quan trọng là tương sinh và tương khắc trở thành nền tư duy cho nhiều học thuyết (tuy nhiên sẽ không xét kỹ ở đây, mà chỉ đi vào khía cạnh Thiên văn)
Tương Sinh: Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ – Thổ sinh Kim – Kim sinh Thủy – Thủy sinh Mộc.
Tương Khắc: Mộc khắc Thổ – Thổ khắc Thủy – Thủy khắc Hỏa – Hỏa khắc Kim – Kim khắc Mộc
Về sau tư tưởng Ngũ hành được gán cho rất nhiều ý nghĩa, đi rất xa với tư tưởng gốc ban đầu. Cứ bộ 5 nào cũng thành Ngũ hành hết, chẳng hạn lý thuyết: Cái sinh Ta, cái Khắc Ta, Ta, cái Ta sinh, cái Ta khắc,…
Dựa trên tư tưởng Ngũ hành, năm sắc độ sáng của các ngôi sao được phân chia (từ nguội đến nóng) là Đen – Đỏ – Vàng – Trắng – Xanh.
Trên thực tế, các ngôi sao có màu sắc gần đúng như cách phân chia này:
  • Nhiệt độ bề mặt dưới 2000 độ C, sao màu đỏ tối, chỉ phát bức xạ, gần như không nhìn thấy
  • Nhiệt độ bề mặt 2000-5000 độ C, sao màu đỏ
  • Nhiệt độ bề mặt 6000-9000 độ C, sao màu vàng
  • Nhiệt độ bề mặt 10,000-15,000 độ C, sao màu trắng
  • Nhiệt độ cao hơn nữa, hơn 20,000 độ C, màu xanh
  • Mặt trời của chúng ta là ngôi sao trung bình màu vàng, nhiệt độ bề mặt khoảng 6500 độ, ứng với màu của hành Thổ
Trong Thiên Quan thư, Tư Mã Thiên viết:
“Muốn xem sắc trắng của tinh tú, hãy nhìn sao Thiên Lang; muốn xem sắc đỏ, hãy nhìn sao Tâm, muốn xem sắc vàng, hãy nhìn sao Sâm Tả, xem sắc xanh hãy nhìn sao Sâm Hữu, sắc đen thì nhìn sao Khuê“
Cách phân chia đó khá đúng về màu sắc:
  • Sao Thiên Lang (sao Sirius – chòm Canis Major), là ngôi sao đôi sáng chói nhất bầu trời
  • Sao Tâm hay sao Thương (sao Antares – chòm Scorpius) có quang phổ M0, màu đỏ rất rõ
  • Sao bên phải sao sao Sâm (sao Rigel – b chòm Orion), ngôi sao sáng thứ 7 bầu trời, quang phổ B2 màu xanh.
  • Sao Khuê (sao d – chòm Andromeda) quang phổ M0 đỏ tối, trong con mắt Tư Mã Thiên là đen.
Sao Thiên Lang – (sao Sirius – chòm Canis Major). Là Ngôi sao sáng nhât bầu trời
Sao Tâm hay sao Thương (sao Antares – chòm Scorpius) có quang phổ M0, màu đỏ
Sao Sâm (sao Rigel – b chòm Orion), ngôi sao sáng thứ 7 bầu trời, quang phổ B2 màu xanh
Chỉ có Sao bên trái sao Sâm (sao Betelgeuse – a chòm Orion), ngôi sao sáng thứ 10 trên bầu trời, và là một trong thiên thể lớn nhất bầu trời quan sát thấy, mà dưới thời Tư Mã Thiên là màu vàng, thì ngày nay là ngôi sao rất lớn màu đỏ. Nghĩa là sau 2000 năm, ngôi sao đó đã nguội đi. Đó là hiện tượng nguội sao duy nhất mà loài người quan sát được trong lịch sử.
Chòm Orion
Và người Trung Hoa dùng Ngũ hành để đặt tên cho các hành tinh mà họ quan sát được, theo thứ tự từ mặt trời ra ngoài là Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh. Chính các hành tinh này và chu kì chuyển động của chúng là cơ sở tạo nên hệ đếm Can Chi.
Thiên Can Địa Chi
Can Chi chủ yếu dùng trong Lịch pháp, nhưng cũng có cơ sở từ quan sát Thiên Văn. Có lẽ do nằm ở vĩ độ cao, ngày Hạ chí mặt trời không thẳng đứng trên đỉnh đầu, cùng với việc canh tác nông nghiệp ít liên quan đến mặt trời hơn, nên Lịch pháp Trung hoa dựa vào Mặt trăng là chính. Việc dùng Can Chi tính ngày tháng đã xuất hiện vào cuối đời Thương (TK 12 TCN), việc gán tên con vật vào thì phải đến đầu công nguyên mới thực hiện.
Khi quan sát quĩ đạo các hành tinh, họ lấy Bắc thiên cực làm gốc, rồi dựa theo 8 cung Bát quái (1) để xác định tọa độ. Sau rất nhiều năm quan sát và ghi chép lại, họ đưa ra các nhận xét của mình. Một số nhận xét về chu kỳ (trở về vị trí cũ trên bầu trời) của các Hành tinh như sau:
  • Sao Thủy: khoảng ¼ năm
  • Sao Kim khoảng 0,6 năm
  • Sao Hỏa khoảng 2 năm
  • Sao Mộc khoảng 12 năm
  • Sao Thổ khoảng 30 năm.
Các nhà làm lịch đã dùng 3 hành tinh là Hỏa, Mộc, Thổ làm chuẩn, bội số chung nhỏ nhất là 60, hay phải sau khoảng 60 năm, các hành tinh trên mới có được vị trí (tương đối với nhau) gần giống như cũ. Sao Hỏa sau 1 năm lại chuyển sang vị trí đối diện, rồi 1 năm sau lại về vị trí cũ, trở thành sao làm chuẩn cho chu kì 1 năm Âm 1 năm Dương. Sao Mộc có chu kỳ 12 năm được lấy làm chuẩn để tính năm, nên gọi là Tuế Tinh. Sao Thổ lâu nhất, gọi là Thiên Can.
Sau khi kết hợp cả thuyết Ngũ hành và Âm Dương, thì con số 5 được chia 2, thành 10 Can, ứng với Ngũ hành, mỗi hành 1 Âm 1 Dương, còn 12 năm của Tuế Tinh thành Chi. Can Chi ra đời còn muộn hơn Ngũ hành, và càng muộn hơn thuyết Âm Dương, mãi khoảng đầu công nguyên mới có.
Can (cán – thân cây) gồm: Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý
Chi (cành cây), gồm: Tí – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi
Trong đó: Giáp + Ất là là hành Mộc, Bính + Đinh là Hỏa, Mậu + Kỷ là Thổ, Canh + Tân là Kim, Nhâm + Quý là Thủy, cứ 1 âm 1 dương đổi nhau.
Bản thân các từ của Can và Chi đều là quá trình sinh trưởng và phát triển của Cây cối:
(I). Giáp : nẩy mầm
(II). Ất : nhú lên mặt đất
(III). Bính : đón ánh mặt trời
(IV).Đinh : trưởng thành khỏe mạnh
(V). Mậu : rậm rạp
(VI). Kỉ : dấu hiệu hoa trái
(VII). Canh : thay đổi
(VIII). Tân : hoa quả mới
(IX). Nhâm : thai nghén cho mùa sau
(X). Quý : mầm đang chuyển hóa
(1). Tý : mầm hút nước
(2). Sửu : nẩy mầm trong đất
(3). Dần : đội đất lên
(4). Mão : rậm tốt
(5). Thìn : tăng trưởng
(6). Tỵ : phát triển
(7). Ngọ : sung mãn hoàn toàn
(8). Mùi : có quả chín
(9). Thân : thân thể bắt đầu suy
(10). Dậu : co lại
(11).Tuất : khô úa héo tàn
(12). Hợi : chết đi.
Như vậy nguyên thủy các chi không phải là các con vật như mọi người vẫn nghĩ.
Đến khoảng đầu Công nguyên, người Trung Hoa gán các chi với các con vật. Nguồn gốc của việc gán con vật không hoàn toàn rõ ràng. Có thuyết cho rằng nó gắn với truyền thuyết Phật giáo, thứ tự của 12 con vật là những loài đã đến từ biệt khi Phật Thích ca nhập Niết Bàn, và mới gọi là các con giáp, lần lượt là:
Tí: Thử: Chuột
  • Sửu: Ngưu: Trâu
  • Dần: Hổ: Cọp
  • Mão: Thố: Thỏ*
  • Thìn: Long: Rồng
  • Tỵ: Xà: Rắn
  • Ngọ: Mã: Ngựa
  • Mùi: Dương Dê
  • Thân: Hầu Khỉ
  • Dậu: Kê Gà
  • Tuất: Khuyển Chó
  • Hợi: Trư Lợn
*Riêng chi Mão thì ở Việt Nam là mèo chứ không phải thỏ
Chi Ngọ đứng ở vị trí giữa, trong lịch pháp ứng với thời điểm giữa trưa. Ngọ môn mang hàm nghĩa là Sung mãn, trọn vẹn. Tại sao lại là 12 con vật này với 12 cung giờ trong ngày, có thuyết gắn với thời điểm loài vật hoạt động mạnh nhất. Có nhận xét cũng thú vị dựa vào số móng của các con vật, cứ một chắn đi kèm với một lẻ.
Khi đó Can gọi là Hoa, Chi gọi là Giáp, nên Can Chi còn gọi là Hoa Giáp. Từ điểm bắt đầu là Giáp Tí (I.1) cho đến hết vòng là Quý Hợi (X.12), chỉ có số chẵn đi với chẵn, lẻ đi với lẻ, nên không thể có Giáp Sửu hay Quý Tuất.
Trong thiên văn, khu vực của 12 cung còn ứng với 12 nước thời Xuân thu chiến quốc:
Tí : Tề – Sửu: Ngô Việt – Dần: Yên – Mão: Tống – Thìn: Trịnh – Tỵ: Sở – Ngọ: Chu – Mùi: Tần – Thân: Vệ – Dậu: Triệu – Tuất: Tấn – Hợi
12 Chi có ý nghĩa rất quan trọng trong tính Lịch pháp (thực chất là Âm-dương lịch) và thời tiết. Trong 1 năm chia ra 12 tháng, có 24 ngày tiết khí, cứ 1 tháng 2 ngày.
Cùng với Ngũ hành, Can chi hay Hoa Giáp đã tạo thành một tư tưởng khép kín về chu kỳ vận động của Vũ trụ, với chu kỳ 60. Các thước đo thời gian đều được gắn với Can chi. Một ngày chia làm 12 giờ, một năm 12 tháng; 12 năm là một chu kỳ ngắn, 60 năm là một vòng “Lục thập Hoa giáp”, 3600 năm là một chu kỳ lớn của Vũ trụ. Khi viết năm, họ chỉ dùng can chi, nên phải thêm triều đại cai trị tương ứng mới đủ. Không chỉ thế, phương vị trên bầu trời cũng được chia ra 12 cung, khi xác định vị trí ngôi sao thì nói nó nằm trong cung nào.Sau khi hoàn chỉnh hệ Can Chi với chu kỳ 60 năm, người Trung Hoa gán cách tính lịch pháp này cho Hoàng Đế – vị vua thái cổ huyền thoại, người đặt ra các quy tắc cho con người, và lấy năm 2636 TCN làm năm đầu của chu kỳ này, gọi là Đại Nguyên niên, cho đến nay đã được 78 chu kỳ, hơn một Chu kỳ lớn (60 chu kỳ nhỏ). (1): Thuyết Âm Dương Bát quái là thuyết chủ đạo cổ nhất, trước Ngũ hành và Can Chi đến hàng nghìn năm, là thuyết chủ đạo quan trọng nhất, sẽ được trình bày ở phần sau. Cung Bát quái chia làm 8 cung, mỗi cung 45 độ. 

0 Response to "về THIÊN CAN ĐỊA CHI và NGŨ HÀNH"

Đăng nhận xét

Friends list